Khi nhắc đến Apple và Samsung, chắc hẳn không ai là không biết, vì chúng quá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Và hầu như ai cũng đều đã và đang sử dụng sản phẩm của 2 thương hiệu đình đám này.

Sở dĩ họ phát triển mạnh mẽ và được lựa chọn như hiện nay, là vì có những chiến lược marketing phù hợp cho dòng sản phẩm của mình. Vậy chiến lược marketing của Apple và Samsung là gì? Hãy cùng TOMAZ - Đơn vị tư vấn chiến lược và triển khai quảng cáo Online đọc ngay bài viết này nhé!

Cùng TOMAZ nhìn lại chiến lược marketing của apple và samsung

Sơ lược về Apple và Samsung

Cuộc chiến giành ngôi vị đầu bảng trong làng smartphone giữa Apple và Samsung

Cuộc chiến giành ngôi vị đầu bảng trong làng smartphone giữa Apple và Samsung

Apple và Samsung là 2 ông trùm trong làng smartphone và hai thương hiệu này có sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường hiện nay. Nếu bạn để ý sẽ thấy trong thời gian gần đây, thị trường điện thoại của hai thương hiệu này đang đối đầu trong mọi mặt trận. 

1.1 Về Apple

Apple là tập đoàn công nghệ của Mỹ được thành lập vào tháng 4/1976, có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco của tiểu bang California. 

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Apple đã thay đổi tổng cộng 7 vị CEO với rất nhiều dòng sản phẩm nổi bậc. Và trong 7 vị CEO đó, nổi bậc nhất chính là Steve Jobs và Tim Cook. Đây là 2 vị CEO đã mang lại thành công vang dội và làm nên tên tuổi cho hãng này.

Nếu để liệt kê hết sản phẩm của thương hiệu này quả là một điều khó khăn. Chỉ mới tính đến năm 2019 Apple đã sản xuất hơn 220 dòng sản phẩm, đó là chưa kể đến những biến thể cùng loại.

Một số sản phẩm kinh doanh tiêu biểu của hãng này là:

  • Điện thoại smartphone
  • Các dòng ipad
  • Máy tính
  • Thiết bị tai nghe
  • Và các sản phẩm dịch vụ khác như: Apple News, Apple Arcade, Apple Card,...

1.2 Về Samsung

Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc được đặt tại tòa nhà Samsung Town, Seoul. Là tập đoàn với rất nhiều công ty con hoạt động dưới thương hiệu Samsung, và đây cũng là tập đoàn thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.

Samsung được thành lập năm 1938 bởi Lee Byung-Chu. Khởi đầu chỉ là một công ty buôn bán nhỏ lẻ nhưng trải qua hơn 3 thập kỷ, Samsung đã đa dạng hóa ngành nghề. Đến cuối thập kỷ 60, Samsung đã tham gia vào ngành công nghiệp điện tử. Đến khi ông Lee mất, Samsung đã tách ra thành 4 tập đoàn. Đến thập kỹ 90 Samsung mở rộng quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, di động và phát triển cho đến ngày nay.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về 2 ông trùm trong lang thiết bị smartphone. Và tiếp theo, TOMAZ - Đơn vị chuyên tư vấn chiến lược và triển khai quảng cáo Online, sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về chiến lược marketing của Apple và Samsung.

Chiến lược marketing của Apple

Chiến lược marketing cực kỳ thông minh của Apple

Chiến lược marketing cực kỳ thông minh của Apple 

Để có được thành công và chỗ đứng như ngày hôm nay, Apple đã phải trải qua một hành trình khá dài. Và không thể phủ nhận được chiến lược marketing cực kỳ thông minh của hãng này. Cụ thể như sau:

2.1 Quảng cáo dựa vào chính trải nghiệm của khách hàng

Những trải nghiệm của khách hàng chính là những lời “quảng bá” đáng tin tưởng và có giá trị nhất. Và chiến lược marketing của Apple đã làm cực kỳ tốt điều này. 

Việc dùng thử sản phẩm để đổi lại một đánh giá hay nhận xét của khách hàng xuất hiện trên mạng xã hội là điều cực kỳ thông minh. Khi họ đã có một trải nghiệm đáng nhớ và đủ hấp dẫn, sẽ khiến khách hàng quay lại nhiều lần.

2.2 Tập trung vào tuyên bố giá trị thay vì giá

Trong chiến lược marketing của mình, Apple luôn tập trung vào đề xuất giá trị thay vì là giá. Apple kiên định với cách định giá của riêng mình, mặc dù giá cao hơn rất nhiều lần so với các đối thủ chính. Bởi Apple luôn có đề xuất giá trị mạnh và tập trung quảng bá giá trị độc đáo của mình.

2.3 Sự đơn giản

Hầu hết khách hàng, ai cũng muốn hướng tới sự đơn giản nhất và không thích dùng những thứ quá phức tạp. Thấu hiểu được mong muốn đó, nên mỗi khi làm truyền thông, Apple thường dùng những ngôn từ đơn giản, gần gũi nhất để giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt hơn.

Không quá hoa mỹ, cầu kỳ, Apple luôn hướng đến sự tối giản nhất trong những thiết kế. Tuy đơn giản là thế nhưng bạn vẫn cảm nhận được vẻ đẹp và độ sang trọng trong từng sản phẩm mà họ tung ra.

2.4 Sử dụng “Product placement”

Với thời đại phát triển công nghệ số như hiện nay. Thay vì nghe nhãn hàng tự PR về sản phẩm của mình, thì việc nghe những ý kiến từ người đã sử dụng được lựa chọn nhiều hơn. 

Chính vì thế, việc để một người có sức ảnh hưởng nói về sản phẩm của mình tốt sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm.

2.5 Trò chuyện với khách hàng bằng ngôn ngữ của họ

So với các đối thủ khác như Nokia, Samsung thì Apple có chiến lược marketing khá thông minh ở điểm này. Apple không sử dụng những thuật ngữ đa nghĩa và phức tạp, thay vào đó họ dùng ngôn ngữ của mình để tương tác, trò chuyện trên mạng xã hội.

2.6 Tạo sự bí ẩn cho những dòng sản phẩm của mình

Bạn dễ dàng nhìn thấy, với các sản phẩm mới của Apple bạn sẽ không biết quá nhiều thông tin về sản phẩm cho tới khi nó được ra mắt. Bởi chiến lược của Apple mong muốn khơi gợi sự tò mò, hứng thú của khách hàng trong khi chờ đợi dòng sản phẩm mới được tung ra.

Thông thường các đối thủ thường cho khách hàng biết trước thông tin sản phẩm, còn Apple lại làm hoàn toàn ngược lại. Chính điều này đã tạo ra giá trị cho các dòng sản phẩm của Apple.

Chiến lược marketing của Samsung

Điểm đặc biệt trong chiến lược marketing của tập đoàn Samsung

Điểm đặc biệt trong chiến lược marketing của tập đoàn Samsung

So với chiến lược marketing của Apple, Samsung có chiến lược hoàn toàn khác biệt. Để hiểu rõ hơn về chiến lược marketing của nhãn hàng này, và tìm ra hướng đi đúng cho doanh nghiệp của mình. Hãy cùng TOMAZ - Đơn vị chuyên tư vấn chiến lược và triển khai quảng cáo Online tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Để dẫn đầu cho xu thế và tạo ra giá trị đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Samsung đã áp dụng mô hình 4P vào chiến dịch marketing của mình, cụ thể như sau:

3.1 Ưu tiên tiếp thị sản phẩm trực tiếp(Product)

Samsung luôn chú trọng vào khâu tiếp thị khách hàng trực tiếp, để họ hiểu rõ hơn về sản phẩm và có các quyết định mua hàng. Chính vì thế, họ luôn cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm để thu thập những phản hồi từ khách hàng. Từ đó, đưa ra những cải tiến phù hợp và có những chiến lược marketing cho từng giai đoạn.

3.2 Tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn(Price)

Để kích cầu mua sắm, Samsung thường đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Cụ thể là, Samsung thường tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại hoặc gửi tặng những món quà khi khách hàng mua trực tuyến. 

Ngoài ra, họ còn thành lập những showroom, Trade show để trưng bày sản phẩm đột phá cho khách hàng trải nghiệm.

3.3 Chiến lược quảng cáo của Samsung(Promotion)

Samsung đã chi ra khoản tiền khá lớn cho việc, PR, quảng cáo và xúc tiến chiến lược marketing của mình. Cụ thể như sau:

  • Tài trợ: Samsung đầu tư rất lớn vào khoảng tài trợ này. Phải nói họ là một nhà tài trợ khổng lồ, khi họ tại trợ cho hầu hết các lĩnh vực như: Nhà hát Opera Sydney, đội Olympic Úc, giải thưởng NSIS, Quỹ Châu Đại Dương,...
  • Quảng cáo: Samsung không tập trung vào quảng cáo thương mại như các hãng khác, mà họ chỉ tập trung quảng cáo vào sản phẩm quan trọng nhất của họ.

3.4 Đầu tư vào các kênh thương mại điện tử(Place)

Samsung sử dụng rất nhiều kênh tiếp thị vào ngành công nghiệp của mình. Bạn dễ dàng nhìn thấy dây chuyền bán lẻ của Samsung phủ rộng khắp nơi, bởi họ là một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới.  

Và khi trở thành nhà phân phối lớn của Samsung bạn sẽ được hưởng rất nhiều các đặc quyền về giá và chính sách.

XEM THÊM

 

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0977 47 47 90 để được chuyên viên tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

TOMAZ - Công ty tư vấn và triển khai chiến lược quảng cáo online chỉ tính phí theo kết quả đạt được.

TOMAZ - ĐẠT KẾT QUẢ TRẢ CHI PHÍ

Địa chỉ: 30 Phan Long Bằng Phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi
Hotline: 0977 47 47 90
Email: info@tomaz.vn
Fanpage: facebook.com/tomaz.vn

Chưa có bình luận nào
TOMAZ