Chiến lược marketing là một trong những bước căn bản để giúp một doanh nghiệp đạt mục tiêu tăng doanh số bán hàng và mang lợi nhuận về cho Công ty. Chính vì thế, để xây dựng một chiến lược marketing bài bản, hiệu quả bạn phải đánh giá và lựa chọn ra chính sách phù hợp.
Vậy để xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả cần làm những gì? Cùng TOMAZ - Công ty tư vấn chiến lược và quảng cáo online tại Quảng Ngãi xem ngay bài viết sau đây nhé!
Quy trình xây dựng chiến lược marketing
7 bước trong quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Để xây dựng được một chiến lược marketing bài bản thì không thể bỏ qua được quy trình sau. Cùng TOMAZ tìm hiểu ngay 7 bước để có 1 chiến lược marketing hiệu quả:
Bước 1: Phân tích thị trường và chiến lược marketing
Mục đích của bước này là để đánh giá các đặc điểm của thị trường như: quy mô, cơ cấu, các tác động của môi trường marketing đối với nhu cầu mua sắm của khách hàng. Từ đó phân tích các ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh để đưa ra một chiến lược phù hợp.
Bước 2: Phân tích SWOT
Phân tích SWOT sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được những cơ hội và thách thức từ đó giúp nắm bắt 1 cách dễ dàng hơn
SWOT là tên viết tắt của 4 từ: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Đây là bước đầu tiên khi cần lập kế hoạch marketing.
Khi phân tích SWOT chúng ta sẽ tìm ra được những cơ hội và thách thức. Từ đó, sẽ chủ động hơn trong việc nắm bắt các cơ hội trong môi trường mới và tránh những rủi ro, đe dọa mới.
Bước 3: Xác định mục tiêu marketing
Thông thường mục tiêu marketing sẽ bao gồm các yếu tố như: thương hiệu, doanh số bán hàng, vị trí trên thị trường, chỉ tiêu tài chính, sản phẩm. Và khi đặt ra các mục tiêu này, cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược của Công ty
- Mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được
- Có thời gian cụ thể
Bước 4: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Là lựa chọn ra các nhóm khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm mới của Công ty. Trong trường hợp thị trường mục tiêu Công ty chọn đã có sản phẩm cạnh tranh, thì việc tiếp theo cần làm là định vị sản phẩm công ty với sản phẩm cạnh tranh.
Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing hỗn hợp
Theo TOMAZ đây là bước cực kỳ cần thiết trong quá trình xây dựng chiến lược marketing. Các chiến lược cụ thể là:
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược về giá
- Chiến lược phân phối
- Chiến lược xúc tiến hay còn gọi là truyền thông marketing
Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và dự báo ngân sách
Xây dựng kế hoạch triển khai là biến các chiến lược marketing thành hành động cụ thể, đồng thời phải trả lời được các câu hỏi liên quan như:
- Cái gì sẽ được thực hiện?
- Khi nào thì chúng được thực hiện?
- Ai chịu trách nhiệm thực hiện
- Và tổng kinh phí bao nhiêu?
Bước 7: Lên kế hoạch theo dõi và thực hiện theo từng giai đoạn
Để xây dựng các quy chuẩn đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi và rút ra kinh nghiệm để điều chỉnh cần thông qua:
- Chỉ tiêu phấn đấu
- Mục tiêu từng giai đoạn
- Điều tra và phân tích phản hồi của khách hàng
- Xây dựng chiến lược marketing cho Công ty
Xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả giúp làm tăng thành công của doanh nghiệp
TOMAZ, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn chiến lược và triển khai quảng cáo online cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Quảng Ngãi. Để xây dựng chiến lược marketing cho một Công ty cần trải qua 4 giai đoạn sau:
2.1 Tuyên bố giá trị của doanh nghiệp
Đây là bước đầu tiên giúp chúng ta hình dung chiến lược marketing tổng thể. Ở bước này các doanh nghiệp cần nhớ 2 điều:
- Xây dựng câu slogan để thể hiện được giá trị của doanh nghiệp
- Sử dụng nhiều động từ để tăng tác động đến khách hàng
Khi làm được 2 điều này, bạn sẽ xây dựng được giá trị hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Đồng thời sẽ giúp tăng tỷ lệ mua hàng của khách hàng đối với doanh nghiệp.
2.2 Tìm ra thông điệp chính muốn truyền tải
Giá trị của doanh nghiệp sẽ không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trải qua mỗi giai đoạn sẽ phải truyền tải một thông điệp khác nhau, nhằm làm mới cũng như đánh bóng tên tuổi cho doanh nghiệp ở giai đoạn thực hiện chiến dịch đó.
Thông điệp được tạo ra dựa trên giá trị của doanh nghiệp, chính vì thế những thông điệp đưa ra cần có sự liên kết với khách hàng mục tiêu.
Để tạo điểm nhấn, thu hút khách hàng mục tiêu trong giai đoạn này. Cần lưu ý 2 điều sau đây:
- Sử dụng nhiều tính từ để mang lại sự đồng cảm cho khách hàng
- Bám sát vào chủ đề để lưu lại dấu ấn trong lòng khách hàng
2.3 Thu thập thông tin khách hàng mục tiêu
Nắm rõ các thông tin về khách hàng mục tiêu sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp
Việc nắm bắt và hiểu rõ các thông tin về khách hàng mục tiêu sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược marketing. Chính vì thế, để làm tốt chiến lược marketing cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Độ tuổi và giới tính
- Trình độ học vấn
- Công việc đang làm và mức thu nhập ra sao
- Các yếu tố gia đình, xã hội
- Những website mà khách hàng thường xuyên truy cập
- Những mối quan tâm mà khách hàng dành cho sản phẩm
- Động lực thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm
2.4 Đưa ra phương pháp thực hiện cụ thể
Việc đầu tiên là phải thực hiện quảng bá để làm tăng độ phủ sóng của doanh nghiệp. Để truyền tải được giá trị và thông điệp chính của doanh nghiệp, có thể nhờ vào các nền tảng mạng xã hội hiện nay.
Việc tiếp theo là thu thập thông tin của khách hàng mục tiêu. Sau khi có đầy đủ dữ liệu, người làm marketing có thể dễ dàng xác định được chính xác và tiếp cận bán hàng cho nhóm khách hàng mục tiêu này.
Cuối cùng là đưa ra các chính sách khuyến mãi, hậu mãi nhằm khuyến khích khách hàng mua và sử dụng sản phẩm. Để làm tốt khâu này cần có đội ngũ chuyên chăm sóc khách hàng, để đưa những thông tin cụ thể nhanh chóng nhất đến với khách hàng mục tiêu.
Cách xây dựng chiến lược marketing
Cách thức xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Nếu một doanh nghiệp mà không có chiến lược marketing cụ thể, thì vô tình bạn đang đẩy doanh nghiệp mình vào thế kinh doanh nguy hiểm. Chính vì thế, để xây dựng chiến lược marketing một cách hiệu quả, bạn cần nắm nằm lòng những cách sau đây.
3.1 Thấu hiểu được khách hàng mục tiêu
Việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu, sẽ giúp mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp bạn đi đúng hướng. Thông thường doanh nghiệp sẽ thu thập các thông tin có liên quan đến khách hàng mục tiêu, và thiết lập thói quen cho người mua hàng.
Vậy để thiết lập được thói quen cho người mua hàng, bạn cần quan tâm đến các yếu tố như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân, ngôn ngữ, website họ hay truy cập,...
3.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Hầu hết tất cả các ngành nghề đều có đối thủ cạnh tranh trong quá trình kinh doanh, trừ trường hợp sản phẩm dịch vụ của bạn là độc nhất. Chính vì thế, việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có những ý tưởng riêng để thu hút khách hàng.
Trong quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau:
- Xem đối thủ đang có chiến lược gì và tìm cách thực hiện tốt hơn
- Tìm ra những cơ hội mà đối thủ chưa khai thác tới
Để tìm hiểu chiến chược marketing từ đối thủ, bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như: mention, Moz’s Open Site Explorer hay thong qua nền tảng Digital.
3.3 Chọn các kênh marketing phù hợp
Có rất nhiều cách để doanh nghiệp bạn có thể truyền đạt thông điệp marketing đến với khách hàng mục tiêu như: quảng cáo truyền thống trên các bảng hiệu, banner hoặc sử dụng chiến thuật hiện đại hơn như SEO và Marketing nội dung. Dù là cách nào đi chăng nữa, mục đích cuối cùng là biến người xem thành khách hàng tiềm năng của mình.
Và lời khuyên đến từ TOMAZ là bạn không nên chỉ sử dụng một kênh truyền thông duy nhất, mà nên kết hợp nhiều phương án truyền thông khác nhau. Để có thể chọn ra cách thức truyền thông phù hợp với sản phẩm và dịch vụ bạn đang cung cấp.
Trong marketing người ta phân cách kênh truyền thông theo tỷ lệ 2:1:1, cụ thể là:
- 2 kênh tự xây dựng(owned)
- 1 kênh lan tỏa(earned)
- 1 kênh trả tiền quảng cáo(paid)
3.4 Chia nhỏ phễu bán hàng
Một trong những cách tốt nhất giúp doanh nghiệp xác định chiến lược marketing chính là chia nhỏ phễu bán hàng. Và mỗi phễu bán hàng đều có format chung đó là AIDA(thu hút, sở thích, mong muốn và hành động).
Việc của bạn là chia nhỏ phễu mua hàng, xác định kênh truyền thông phù hợp với từng quá trình. Từ đó, lập ra “bản đồ” trải nghiệm mua và sử dụng sản phẩm của khách hàng dựa trên chiếc phễu đó.
Và khi phân tách phễu, doanh nghiệp bạn chắc chắn sẽ tìm ra điểm yếu nhất trong hoạt động kinh doanh. Qua đó sẽ có những bước xử lý phù hợp, đảm bảo sự chuyển đổi sẽ được thực hiện một cách thuận lợi nhất.
3.5 Thiết lập mục tiêu marketing SMART
SMART là cụm từ viết tắt của các thành tố: specific, measurable, actionable, relevant và timely. Đây là các nhân tố cần có để xây dựng chiến lược marketing cụ thể.
Theo SMART, các mục tiêu cần phải cụ thể, có thẻ đo lường thông qua các công cụ bổ trợ. Và nó phải thực tiễn với tình hình và thực trạng của doanh nghiệp, qua đó sẽ có chính xác mốc thời gian để hoàn thành deadline.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Khách hàng nói gì khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ tại TOMAZ
- Chiến lược marketing mix và những điều cần biết!
- TOMAZ - Đơn vị tư vấn chiến lược và triển khai quảng cáo online hàng đầu Quảng Ngãi
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0977 47 47 90 để được chuyên viên tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
TOMAZ - Công ty tư vấn và triển khai chiến lược quảng cáo online chỉ tính phí theo kết quả đạt được.
TOMAZ - ĐẠT KẾT QUẢ TRẢ CHI PHÍ
Địa chỉ: 30 Phan Long Bằng Phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi
Hotline: 0977 47 47 90
Email: info@tomaz.vn
Fanpage: facebook.com/tomaz.vn
1 bình luận