Lên kế hoạch kinh doanh tựa như là lên một cuốn cẩm nang đường lối, hỗ trợ bạn nhận diện những công việc cần thực hiện và phương pháp tiếp cận khi khởi nghiệp từ một ý tưởng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết từ đâu mà bắt đầu việc lên ý tưởng kinh doanh, hãy thử tìm hiểu các bước sau để phác thảo nên một kế hoạch hoàn chỉnh:
1. Lên Ý Tưởng Kinh Doanh Độc Đáo
2. Đặt ra mục tiêu cần đạt được khi lên kế hoạch kinh doanh
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi lên kế hoạch kinh doanh
4. Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
5. Xây Dựng Mô Hình Tổ Chức kinh doanh
6. Lên Kế Hoạch Marketing
7. Lên kế hoạch quản lý nhân sự
8. Lập kế hoạch tài chính chi tiết
9. Thực hiện kế hoạch kinh doanh
Bạn có thể tham khảo bài viết này để được hướng dẫn cụ thể và từng bước một trong việc lên kế hoạch kinh doanh toàn diện từ đầu đến cuối, từ A đến Z một cách tường tận nhất.
1. Lên Ý Tưởng Kinh Doanh Độc Đáo
Ý tưởng kinh doanh giống như là hơi thở của linh hồn cho mọi dự án, nó là viên gạch đầu tiên đặt nền cho sự phát triển vững chắc, là kim chỉ nam định hình mục đích bạn hướng tới. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm để lên kế hoạch kinh doanh là tạo dựng một nguồn cảm hứng kinh doanh độc đáo và mới lạ.
Không cần e ngại trước những ý tưởng tưởng chừng như quá khác biệt hoặc không tưởng khi lên kế hoạch kinh doanh, bởi không ai có thể đánh thuế được ước mơ, chỉ cần bạn có phương pháp biến chúng thành hiện thực một cách tài tình. Có ai ngờ được rằng con người có thể chế ngự bầu trời xanh cho đến khi hai anh em nhà Wright đã phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên?
Như thế, bước đệm cho việc lên kế hoạch kinh doanh của bạn chính là việc lựa chọn một ý tưởng không quá phổ biến, có sức hấp dẫn riêng, điều này sẽ quyết định đến ít nhất 50% cơ hội thành công của dự án.
Lên Ý Tưởng Kinh Doanh Độc Đáo
2. Đặt ra mục tiêu cần đạt được khi lên kế hoạch kinh doanh
Tất nhiên, mọi hành trình đều cần một điểm xuất phát và một điểm kết thúc; các mục tiêu cụ thể và thành tựu mong đợi chính là nguồn cảm hứng thôi thúc bạn phấn đấu không ngừng nghỉ, và là đích đến cho việc lên kế hoạch kinh doanh của bạn. Việc định rõ những mục tiêu từ ban đầu sẽ giúp bạn xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh toàn diện và đầy đủ, hướng đến việc chinh phục mục tiêu một cách chắc chắn.
Đặt ra mục tiêu cần đạt được khi lên kế hoạch kinh doanh
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi lên kế hoạch kinh doanh
"Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng", trường chinh kinh doanh không khác nào một trận chiến căng thẳng nơi bao người tham gia đều tìm cách để đoạt phần thắng. Do vậy, việc nắm bắt chính xác từng yếu tố môi trường xung quanh bạn trở nên cực kỳ cần thiết trong việc lên kế hoạch kinh doanh.
Bạn cần phải hiểu sâu sắc về thị trường mục tiêu, biết hết mọi nhu cầu của đối tượng khách hàng, nắm rõ điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh, đồng thời hiểu biết về lĩnh vực mà bạn đang muốn khai thác. Hãy chắc chắn rằng bạn đã trang bị cho mình một nguồn tri thức thật sự đầy đủ và toàn diện!
Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi lên kế hoạch kinh doanh
4. Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Nắm vững đối thủ thôi chưa đủ, giờ đây bạn cần tự nhận diện khả năng của mình. Thực hiện một phân tích SWOT là cách để bạn tự kiểm kê, xác định những điểm mạnh để tận dụng, những điểm yếu cần cải thiện, và những thách thức cần phải đối mặt. Qua việc phân tích kỹ lưỡng này, cách bạn lên kế hoạch kinh doanh sẽ trở nên sắc bén và hiệu quả hơn, tránh xa khỏi những dự định không khả thi.
Chẳng hạn, nếu thế mạnh của bạn là có nguồn cung sản phẩm với mức giá cạnh tranh nhưng chất lượng chỉ ở mức khá, bản kế hoạch của bạn nên nhấn mạnh vào chiến lược giá cả thay vì điểm nhấn là chất lượng sản phẩm. Bằng cách này, bạn mới có thể phát huy hết thế mạnh cạnh tranh của mình ngay từ lúc lên kế hoạch kinh doanh.
Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
5. Xây Dựng Mô Hình Tổ Chức kinh doanh
Bạn đang ấp ủ một ý tưởng kinh doanh mang tính chất bức phá, và một dự định phát triển không kém phần hoành tráng. Nhưng, bạn sẽ không thể gánh vác tất cả mình một. Bạn sẽ cần đến sự góp sức của những người cùng chung tâm huyết, cần đến đội ngũ nhân viên có đủ khả năng và chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể.
Để tránh tình trạng hỗn độn, việc lên kế hoạch kinh doanh cần được xây dựng một cách chặt chẽ, với sự sắp xếp công việc rõ ràng và sự kết hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để đạt được kết quả cao nhất.
Hãy mô phỏng một mô hình hoạt động kinh doanh chính xác cho dự án của bạn ngay từ lúc lên kế hoạch kinh doanh!
Xây Dựng Mô Hình Tổ Chức kinh doanh
Xem thêm: Bảng giá trợ lý ảo AIVA: Tính năng và Lợi ích
6. Lên Kế Hoạch Marketing
Trong những bước lên kế hoạch kinh doanh của bạn, phải kể đến việc lên kế hoạch cho các chiến dịch marketing. Không được bỏ qua việc quảng cáo và truyền thông thương hiệu của bạn - một khâu dường như không mấy liên kết nhưng lại hết sức cần thiết, có ảnh hưởng lớn đến năng lực phân phối và bán hàng của sản phẩm.
Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào kinh doanh hãy đề ra những chiến lược marketing bài bản và có tính ứng biến cao, điều này sẽ tạo điều kiện cho bạn thu hút khách hàng và mở rộng phạm vi thị trường một cách thuận lợi hơn. Đây cũng chính là một trong số những bí kíp lên kế hoạch kinh doanh thông minh nhất đấy!
7. Lên kế hoạch quản lý nhân sự
Khi doanh nghiệp của bạn phát triển không ngừng, số lượng nhân sự cũng tăng theo từng ngày, từ vài chục đến hàng trăm người, không thể nào quản lý từng cá nhân một cách trực tiếp. Vì thế, cần xây dựng một hệ thống quản trị nhân sự chặt chẽ để có thể giám sát, định hình và nâng cao năng lực cho đội ngũ của bạn trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh.
Lên kế hoạch quản lý nhân sự
8. Lập kế hoạch tài chính chi tiết
Quản lý tài chính là yếu tố sống còn trong hoạt động kinh doanh, và việc không biết cách cân đối ngân sách có thể dẫn đến thua lỗ. Cần xây dựng một kế hoạch rõ ràng cho các khoản chi tiêu và thu nhập trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh, biết rõ khi nào cần chi tiền và khi nào sẽ có tiền về, để đạt được cân đối tài chính tích cực.
9. Lên kế hoạch thực hiện
Sau khi đã lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, bây giờ là thời vạch kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn đã định. Bạn cần bảo đảm mọi việc diễn ra theo đúng lộ trình mà bạn đã lên lịch, và sẵn sàng điều chỉnh kịp thời cho bất kỳ thay đổi nào để không làm đảo lộn các kế hoạch đã định.
Trên đây là 9 bước quan trọng trong việc lên kế hoạch kinh doanh mà bạn cần cân nhắc khi chuẩn bị bước vào thực hiện. Mong rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ có được những hiểu biết quý báu để lập nên một kế hoạch kinh doanh có tính khả thi và hỗ trợ nền tảng cho việc phát triển kinh doanh của mình.Ngày nay việc lên kế hoạch kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như bạn biết đến sự hỗ trợ của công nghệ trí thông minh nhân tạo AI. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết bên dưới để ứng dụng AIVA - một nền tảng ứng dụng AI mạnh mẽ giúp lên kế hoạch kinh doanh nói riêng và hỗ trợ đắt lực những công việc khác trong kinh doanh cũng như đời sống hàng ngày nói chung.
Trợ lý AIVA ứng dụng trí thông minh nhân tạo hỗ trợ kinh doanh
XEM THÊM:
- AIVA là gì? Lợi Ích Mà AIVA Mang Lại Cho Doanh Nghiệp
- Cập nhật ngay những thông tin mới nhất về trợ lý ảo AIVA
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0977 47 47 90 để được chuyên viên tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
TOMAZ - Công ty tư vấn và triển khai chiến lược quảng cáo online chỉ tính phí theo kết quả đạt được.
TOMAZ - ĐẠT KẾT QUẢ TRẢ CHI PHÍ
Địa chỉ: 30 Phan Long Bằng Phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi
Hotline: 0977 47 47 90
Email: info@tomaz.vn
Fanpage: facebook.com/tomaz.vn
Chưa có bình luận nào