Alibaba là tập đoàn thương mại điện tử/đấu giá trực tuyến do tỷ phú Jack Ma thành lập năm 1999. Dù thành lập sớm, cùng áp lực cạnh tranh từ những thương hiệu trẻ, tuy nhiên nhờ vào chiến lược marketing của Alibaba đã trở thành “Gã khổng lồ thương mại điện tử” dẫn đầu thị trường Châu Á.

Mô hình kinh doanh trong chiến lược marketing của Alibaba 

Một trong những điều quan trọng trong chiến lược của Alibaba mà TOMAZ nhận thấy chính là việc xác định mô hình kinh doanh. Ngay từ ban đầu khi thành lập Jack Ma đã định hướng sẽ kết nối các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc với các nhà cung cấp ở nước ngoài. Thay vì khởi đầu bằng mô hình B2C (Doanh nghiệp với Khách hàng) hay C2C (Khách hàng với Khách hàng) như các thương hiệu khác Jack Ma lựa chọn mô hình B2B (Doanh nghiệp với Doanh nghiệp).

Ban đầu, mô hình này có nhiều bất lợi hơn, tuy nhiên Jack Ma nhận thấy được sự tiềm năng. Bởi, Trung Quốc có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng được về nhu cầu sản xuất nhưng thiếu kinh nghiệm tiếp cận với khách hàng nước ngoài. Và đây chính là đối tượng khách hàng tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn và sự thành công của Alibaba hiện nay. 

Alibaba chọn mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với các đơn vị cùng thời điểm

Alibaba chọn mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với các đơn vị cùng thời điểm

Chiến lược marketing của Alibaba - Là doanh nghiệp thông minh 

Năm 2003 Alibaba đã cho ra đời website Taobao (có nghĩa là tìm kiếm kho báu), lúc này eBay – hãng thống trị thị trường. Với 1 sự cải tiến mới Taobao cải tiến về thiết kế và không hề tính phí người dùng. Và chiến lược của Alibaba là trở thành một doanh nghiệp thông minh, sử dụng nền tảng trực tuyến hoàn toàn trong kinh doanh. 

Tạo quy trình hoạt động dựa trên dữ liệu khách hàng

Alibaba đã tạo ra quy trình mua/thuê sản phẩm trên nền tảng trực tuyến cực kỳ thông minh, với các thao tác cực đơn giản giúp bảo vệ quyền lợi cho nhà cung cấp cũng như sự thoải mái cho khách hàng. 

Điều này hoàn toàn dựa trên thông tin lịch sử/dữ liệu mà nhà cung cấp và khách hàng đã từng dùng trên các nền tảng khác. Vì vậy, cả nhà cung cấp lẫn khách hàng không phải mất nhiều thời gian để cập nhật thông tin.

Ví dụ: Khi khách hàng tìm kiếm đơn vị cho thuê xe đạp, thông tin về vị trí của họ được sử dụng để gợi ý vị trí gần nhất của chiếc xe có thể sử dụng. Đến đó, khách hàng sẽ quét mã QR trên khóa xe để mở khóa. Ứng dụng lúc này sử dụng thông tin lịch sử tín dụng của vị khách trên các nền tảng cho vay trực tuyến như Ant Financial để quyết định xem có nên cho mở khóa hay không, bỏ qua hoàn toàn bước đặt cọc như ở mô hình truyền thống. Khi sử dụng xong, khách khóa xe lại, giao dịch hoàn tất và tiền sẽ bị trừ ở tài khoản.

Xem thêm: Thành công vượt trội với chiến lược marketing mix

Chiến lược marketing của Alibaba là trở thành một doanh nghiệp thông minh

“Phần mềm hóa" mọi hoạt động

Với nền tảng kinh doanh trực tuyến nên trong chiến lược marketing của Alibaba là sẽ “phần mềm hoá" mọi hoạt động. Alibaba đã nâng cấp phần mềm liên tục, cho phép doanh nghiệp tự thiết kế giao diện cửa hàng như mong muốn. Đồng thời, doanh nghiệp còn có thể tự tạo chương trình giảm giá, ưu đãi khách hàng thân thiết, quan hệ khách hàng,... Mỗi hoạt đồng đều có những phần mềm riêng nhưng đều liên kết với nhau, từ đó tạo ra chuỗi hoạt động đồng nhất với nhau. TOMAZ nhận thấy rằng chính nhờ yếu tố này đã giúp khai thác dữ liệu và giúp Alibaba cải tiến hiệu quả cho machine learning mỗi ngày.

Xây dựng dòng chảy dữ liệu và tạo ra các thuật toán

Với số lượng khách mua, bán ngày càng tăng cao đòi hỏi Alibaba phải không ngừng nâng cấp các phần mềm, tạo ra nhiều thuật toán. Để điều hành được 1 hệ thống dữ liệu lớn, ngay từ ban đầu Alibaba đã tạo ra một quy trình chuẩn cho cách dữ liệu được sử dụng sao cho hiệu quả dựa trên pháp luật hiện hành.

Đồng thời, để giải quyết các vấn đề ngày càng nhiều của khách hàng, năm 2016 Alibaba đã ra mắt chatbot sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để tự động trả lời câu hỏi từ khách hàng. 

Có thể thấy trong chiến lược marketing của Alibaba việc nâng cấp và giải quyết các vấn đề của khách hàng là điều quan trọng nhất. Chính điều này đã giúp cho nền tảng trang thương mại điện tử của Alibaba luôn vận hành mượt mà, tạo sự thoải mái cho cả người mua và bán.

Alibaba không ngừng nâng cấp trang bán hàng để mang lại sự thuận tiện cho cả người mua và bán

Alibaba không ngừng nâng cấp trang bán hàng để mang lại sự thuận tiện cho cả người mua và bán

Xem thêm: Chiến lược marketing của Ajinomoto: Bí quyết trở thành đế chế lớn

Có thể thấy rằng để thành công như thời điểm hiện tại tỷ phú Jack Ma đã lựa chọn cho mình con đường không hề dễ dàng ngay từ ban đầu. Nhưng nhờ vào định hướng cùng chiến lược thông minh, sự cải tiến mỗi ngày đã giúp Alibaba luôn giữ vững vị thế cho đến thời điểm hiện tại.

Vì vậy, TOMAZ nhận thấy rằng một đơn vị muốn phát triển Online cần có đơn vị tư vấn chiến lược và triển khai quảng cáo Online phù hợp nhất. Nếu quý khách hàng đã và đang có nhu cầu quảng bá sản phẩm, dịch vụ Online chỉ cần liên hệ với TOMAZ các chuyên viên sẽ luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

chiến lược marketing của alibaba

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0977 47 47 90 để được chuyên viên tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

TOMAZ - Công ty tư vấn và triển khai chiến lược quảng cáo online chỉ tính phí theo kết quả đạt được.

TOMAZ - ĐẠT KẾT QUẢ TRẢ CHI PHÍ

Địa chỉ: 30 Phan Long Bằng Phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi
Hotline: 0977 47 47 90
Email: info@tomaz.vn
Fanpage: facebook.com/tomaz.vn

Chưa có bình luận nào
TOMAZ